Friday, November 30, 2012

Phải mua bảo-hiểm y-tế & Chọn Outpatient Center.




Phải mua bảo-hiểm y-tế  & Chọn Outpatient Center.TTKh.
From: luu vu
Subject: Người nào ở Mỹ Có Tài Sản Nên Lưu Ý !

 
Vào nhà thương chữa bệnh không hỏi trước chi phí,
có người tán-gia/bại-sản !
Thông thường, khi muốn mua cái xe, sửa ngôi nhà, người ta luôn luôn dọ hỏi giá cả. Vậy mà khi phải vào nhà thương chữa bệnh, mấy ai chịu khó tìm hiểu chi phí sẽ phải trả cho dịch vụ y tế này, để rồi khi nhận được hóa đơn bệnh viện gửi mới “mất vía” vì số tiền nhiều quá mức tưởng tượng!
Bác Sĩ Phạm Ðặng Long Cơ, giám đốc Trung Tâm Y Tế Bolsa. (Hình: Ðinh Quát/Người Việt)
Ðiển hình là câu chuyện của ông Jeffrey Rice được nêu trên tạp chí Reader's Digest số phát hành giữa Tháng Tám, 2012.
Con trai ông Rice cần vào nhà thương để giải phẫu gót chân. Ông gọi cho một bác sĩ chỉnh hình nổi tiếng tại một bệnh viện ở St. Louis tiểu bang Missouri để xin hẹn và nêu một câu hỏi: chi phí bao nhiêu. Câu trả lời: 37 ngàn đô la. Choáng người vì số tiền quá nhiều, ông Rice - bác sĩ quang tuyến và cũng là giám đốc một công ty chuyên giúp khách hàng so sánh giá cả các dịch vụ y tế là Healthcare Blue Book - hỏi vặn lại: nếu là hội viên “network discount” thì có được giảm giá không? Yes, và chi phí giải phẫu tụt xuống còn khoảng từ 15 ngàn đến 25 ngàn đô la. Bác sĩ Rice hỏi vị bác sĩ chỉnh hình, rằng vị bác sĩ này có làm giải phẫu tại một “outpatient center” (trung tâm y tế ngoài bệnh viện) nào không? Câu trả lời là có và giá cả để giải phẫu chân cho cậu con trai của ông Rice chỉ còn $1,515 nếu làm tại “outpatient center” của vị bác sĩ chỉnh hình.
Bác Sĩ Jeffrey Rice nói với phóng viên tờ Reader's Digest “chỉ cần hai ba cú phone, thế là đang từ $37 ngàn, chi phí tụt xuống gần 90% chỉ còn $1,515 mà thôi.”
Giải thích về con số cách biệt lớn lao này, Bác Sĩ Phạm Ðặng Long Cơ, giám đốc Trung Tâm Y Tế Bolsa ở Quận Cam-California nói với Người Việt: “Lúc nào giải phẫu tại outpatient center cũng rẻ hơn tại bệnh viện. Lý do dễ hiểu là vì thành lập một outpatient center ít chi phí và ít phức tạp hơn là một phòng mổ tại bệnh viện, nên giá tính một ca giải phẫu phải rẻ hơn bệnh viện rất nhiều.” Riêng tại outpatient center thuộc Trung Tâm Y Tế Bolsa thì chỉ giới hạn trong một số ca giải phẫu như phụ nữ hiếm muộn, bướu ngực nhỏ, trĩ ngoại, nên chi phí không nặng như các trường hợp giải phẫu lớn ở bệnh viện, Bác Sĩ Cơ cho biết.
Phóng viên báo Reader's Digest tìm gặp ông Murray Askinazi, giám đốc Lawrence Hospital Center ở Bronxville-New York và được ông giải thích, “bệnh viện tính giá một ca giải phẫu dựa trên nhiều yếu tố, gồm tiền mua hoặc thuê máy móc, tiền trang phục cho bác sĩ và y tá phòng mổ, tiền trả cho nhân viên hành chánh, tiền điện, tiền máy lạnh, tiền lau chùi, v.v...”
Theo con số của tổ chức Archives of Internal Medicine công bố vào Tháng Tư vừa qua, một ca mổ cấp cứu đau ruột dư tại 289 trung tâm y tế và bệnh viện ở California là từ 1,529 đô la đến 183 ngàn đô la. Riêng tại Vùng Vịnh San Francisco, giá trung bình một ca mổ ruột dư là 172 ngàn đô la.
Một bác sĩ gốc Việt chuyên khoa giải phẫu hiện đang hành nghề tại Quận Cam - không muốn nêu tên trên báo - nói với Người Việt, đừng quên là bệnh viện buộc phải nhận những bệnh nhân cần cấp cứu mà không có bảo hiểm, hoặc những người không chịu thanh toán chi phí sau khi xuất viện nên các nhà thương phải tính toán sao để “cân bằng những thất thoát đó.” Bác Sĩ Murray Askinazi thì nói thẳng, một phần số tiền thất thu đó, bệnh viện sẽ bù lỗ bằng cách “đổ lên vai những người có bảo hiểm.”
Trả lời phỏng vấn của tờ Reader's Digest, Bác Sĩ Epperly chuyên giải phẫu các bệnh đường ruột nói rằng đừng đổ lỗi cho bác sĩ về những chi phí bệnh viện; vì bác sĩ chỉ làm công việc chuyên môn. “Nhiệm vụ của tôi là luồn một ống soi vào quan sát ruột bệnh nhân và tôi không hề biết là bệnh nhân sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho ca mổ,” Bác Sĩ Epperly nói.
Vấn đề là cách nào biết trước chi phí một ca mổ? Kinh nghiệm của Bác Sĩ Jeffrey Rice cho thấy, đừng ngần ngại gọi điện thoại hỏi thẳng bệnh viện về số tiền mà bệnh nhân phải thanh toán. “Nếu bệnh viện không trả lời thì đó là một dấu hiệu là chi phí của họ chắc cao; và sau một vài cú phone dọ giá vài bệnh viện khác nhau, chúng ta đã có thể có câu trả lời,” Bác Sĩ Rice nói.
Tổ chức Healthecare Blue Book cho biết rất nhiều người xem thường khi nhận một hóa đơn bệnh viện; và sau đây là vài lời khuyên của tổ chức này:
Chớ bao giờ quăng hóa đơn bệnh viện vào thùng rác vì thấy số tiền quá lớn; hoặc phớt lờ tránh né không muốn để mắt đến tờ hóa đơn. Coi chừng, Healthecare Bleu Book cảnh cáo, hành xử như vậy có thể bị bệnh viện nhờ “collection agency” đòi tiền và hậu quả là một “thảm họa” (disaster).
The U.S. Department of Health & Human Services có website chỉ dẫn về các tổ chức vô vụ lợi giúp tìm kiếm các cơ quan chính phủ phụ trách bảo hiểm sức khỏe của từng tiểu bang; giúp làm đơn phản bác với tòa án về các hóa đơn “over charge” của bệnh viện; và cung cấp những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền của bệnh nhân.
Các tổ chức khác cũng sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân: Medical Billing Advocates of America, Patient Advocate Foundation, Advocate for Patients with Chronic Illness.
Và cuối cùng, Readder's Digest cảnh báo “ai là những người bị vỡ nợ vì khánh kiện tài sản:
-62% những người vỡ nợ là vì phải bán tài sản để trả chi phí bệnh viện.
-Từ năm 2001 đến 2007, số người vỡ nợ vì phải trả chi phí bệnh viện tăng 50%.
-38% những gia đình bị vỡ nợ, vì trong nhà có người mất việc hoặc xin nghỉ làm nên không có bảo hiểm sức khỏe để trả cho các chi phí bệnh viện.
Vị bác sĩ gốc Việt ở Quận Cam không muốn nêu tên cũng nhắc nhở mọi người cần phải có bảo hiểm sức khỏe; vì có tài sản mà tại lý do nào đó không chịu bỏ tiền mua bảo hiểm sức khỏe thì đến lúc phải vào bệnh viện chữa trị, lúc đó mới thấy cái giá phải trả đắt vô cùng. Ông nhấn mạnh: “Tán gia bại sản, mất nhà, mất cửa như không.”


TÂM và TƯỚNG trong SỐ MỆNH connguoi



---------- Forwarded message ----------
From:

.TÂM và TƯỚNG trong SỐ MỆNH connguoi.


Moi doc
Kinh chuc vui khoe

--------- Forwarded message----------
From:bs.
.Chuyển tiếp: BỆNH TẬT THEO ĐÔNG Y.

image


Sống trên trái đất này, con người chúng ta luôn bị ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, như PHONG-HÀN-THỬ-THẤP…( gió, khí lạnh, nắng, ẩm thấp…) ngoài ra con người luôn có những tai nạn rủi ro luôn rình rập, hoặc chịu nhiều khí thải độc hại của sự ô nhiễm môi trường thời nay mà sinh ra nhiều thứbệnh.

Bệnh từ đâu mà phát sinh ra trong cơ thể chúng ta?

Và phải chữa như thế nào cho chóng khỏi ?

Đó là những thắc mắc của nhiều người khi đang có bệnh.

Vậy hôm nay tôi cùng quý vị cùng thảo luận vấn đề này : bệnh từ đâu nó phát sinh ra ?

- Vạn vật ở trên đời này ( nói chung ) con người ( nói riêng ) điều chi phối trong 4 trạng thái : SANH – TRỤ - HOẠI – KHÔNG ! ( SANH là sanh ra và trưởng thành. TRỤ là còn vững ở đời. HOẠI là bắt đầu hư suy, đang hư suy. KHÔNG là cuối cùng mất đi, không còn nữa ).

- Sanh – già – bịnh – chết. Xưa nay không ai tránh khỏi quy luật đó, nhưng đã là con người khi có bệnh ắt phải tìm thầy tìm thuốc để đem lại sức khoẻ , sống thọ là điều tất nhiên !

Do tinh cha huyết mẹ tạo thành, cơthể con người với hàng trăm tỷ tế bào tạo nên lục phủ ngũ tạng, xương khớp, da lông…, trong đó có TINH – HUYẾT – KHÍ – THẦN – TÂN DỊCH hình thành sự sống khoẻsống vui, sống minh mẫn…( TINH là sinh dục phát triển, HUYẾT là hồng cầu, là máu, KHÍ là sức đề kháng, là sức lực, là sự trao đổi của oxy…THẦNlà sự hiểu biết, nhớ nghĩ, suy đoán…, TÂN DỊCH là nước trong cơ thểlàm cơ trơn sự hoạt động của cơ thể…).

Nhưng con người chúng ta phải chịuảnh hưởng chi phối của thời gian, mỗi cái tích tắc, tích tắc của kim đồng hồthì các tế bào trong cơ thể chúng ta luôn huỷ diệt.

Bù lại, nhờ sự ăn uống hằng ngày để Tỳvị ( cơ quan tiêu hóa ) tiếp nhận và hấp thu vào cơ thể nhiều chất sinh năng, chất kiến tạo,chất dự trữ, các sinh tố như Proteins,Vitamine A, B, C,…và các chất khoáng tốnhư Phosphor, Natrium, Canxi, chất sắc… trong thực phẩm vì vậy chúng được bù đắp, thay thế vào những tế bào cũ đã mất đi, để được tái tạo (sinh ra ) những tế bào mới, để duy trì lại sự sống khoẻ, sống vui…

Nhưng con người chúng ta đến độ tuổi 40, hoặc qua độ tuổi 40 không phải lúc nào cũng ăn ngon, ăn được . Bỡi Tỳ Vị đãđến lúc suy, nên sự hấp thu và tiêu hoá cũng trên đà suy giảm, 10 phần dinh dưỡng vào cơ thể Tỳ vị chỉ hấp thu hơn nửa, một nửa, hoặc dưới một nửa, còn lại nó bị đào thải ra ngoài qua đường đại tiện, từ đó dinh dưỡng không đủ phân phối, bù đắp, thay thế cho những tế bào kia đã và đang dần huỷ diệt, vì thế lục phủ ngũ tạng và toàn thân chúng ta phải chịu lão hoá từng phút từng giây, biếnđổi theo thời gian (tóc bạc, da nhăn, mắt mờ tai điếc, gối mỏi, lưng còng…)nên mới sinh ra nhiều chứng bệnh.

Đời sống con người nhờ vào :


-Chức năng Tỳ vị hấp thu thức ăn để sinh ra dinh dưỡng rồi phân bố cho ngũtạng, rồi ngũ tạng phân bố đem nuôi các chi nhánh của nó như sau :


-Tâm được Tỳ phân bố dinh dưỡng để có đủ chức năng làm lưu thông mạch máu.

- Nếu Tâm (tạm gọi tim ) suy, làm mất ngủ, kinh mạch không thông, khí huyết sẽ trì trệ sinh ra chứng da thịt tê nhức, sự hoạt động cơ thể sẽ mất cân bằng…

- Phế được Tỳ phân bố dinh dưỡng để có đủ chức năng tiếp nhận phân phối khí oxy duy trì sự sống và hoạtđộng của cơ thể.

- Nếu Phế ( phổi ) suy, hô hấp kém, hít thở không điều hoà, thiếu khí sẽ sinh các chứng hụt hơi, thở khó, mỏi mệt…

- Can được Tỳ phân bố dinh dưỡng để có đủ chức năng nuôi gân, mắt…

-Nếu Can (tạm gọi là gan ) suy khôngđủ nuôi mắt, nuôi gân…sẽ sinh chứng mắt kém, gân cơ co quắp, đau nhức, co duỗi khó khăn…

- Thận được Tỳ phân bố dinh dưỡng để có đủ chức năng sinh ra tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ nuôi cột sống, xương, khớp…

- Nếu Thận suy, tinh tủy thiếu không nuôi dưỡng được xương khớp, sẽ bị loãng xương, thoái hoá khớp, bấy giờ xương khớp biến dạng, khớp xương nhô ra mọi người thường gọi là “gai”. Gai chèn ép các dây thần kinh nhất là vùng cột sống cổ sinh nhức đầu, tê 2 tay; vùng cột sống lưng sinh chứng đau thần kinh toạ, tê liệt 2 chân v.v…

Sống trên trái đất này, con người chúng ta luôn bị ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, như PHONG-HÀN-THỬ-THẤP…( gió, khí lạnh, nắng, ẩm thấp…) ngoài ra con người luôn có những tai nạn rủi ro luôn rình rập, hoặc chịu nhiều khí thải độc hại của sự ô nhiễm môi trường thời nay mà sinh ra nhiều thứ bệnh.

³Ngày xưa thế hệ ông bà chúng ta bị cảm thì họ làm sao ?


- Họ nấu nồi lá xông, cho ra mồ hôi, tiếp đến họ ăn một tô cháo hành nóng với nắm lá tía tô, sau đó lau sạch mồ hôi, kế tiếp uống một thang ( hoặc 1 gói bột ) thuốc giải cảm…nhờ thế mà họluôn khoẻ mạnh cho dến già, ít đau, ít bệnh.

-

³Ngày nay thế hệ chúng ta bị cảm thì họ làm sao ?


- Vì tất bật với cuộc sống trong thời buổi kinh tế, con người luôn hối hả với nhịp sống thời gian. Nhà kinh doanh thì luôn nghĩ đến những hợp đồng, những lợi nhuận lớn trước mắt mà không thể bỏ lỡ cơ hội, người công nhân nếu nghỉ 1 ngày sẽ bị trừ lương 3 ngày thếthì thời gian đâu mà xông hơi, sắc thuốc ?

Trên đường đi làm họ tranh thủ ghé tạt vào tiệm thuốc mua vài viên giảm đau uống vội, 5-10 phút sau “hết bệnh”,đến công ty, phân xưởng họ tiếp tục bắt tay với công việc thường ngày mà không còn thấy bệnh là gì nữa.

Ôi thuốc gì mà hay thế ?


Quý vị cũng biết đó, là những loại thuốc có tính chất làm giảm đau cấp thời, nó ức chế, chận đứng sự nhận biết đau của hệ thần kinh trung ương. Nhưng thực chất cái đau, cái gốc cảm nó vẫn cònđó.

Thế thì nó ở đâu ?...Ở đâu trong cơthể chúng ta, mà chúng ta không thấy không biết.?

Hôm nay bị cảm, ngày mai bị cảm rồi ta cứ tiếp tục uống thuốc giảm đau. Tháng này, tháng sau và tháng sau nữa. Năm này, năm sau và những năm sau nữa…cho đến một thời điểm nào đó “ ngân hàng bệnh cảm” trong cơ thể chúng ta đã tích lũy một khối lượng tà khí kết sù, nhưng nó lại vô hình nên ta không thể soi thấy bằng máy hay nhìn bằng mắt được.

Chỉ đến lúc cơ thể chúng ta suy yếu ( chánh khí suy, tà khí thịnh : chánh khí là sức đề kháng, tà khí là ngoại cảm từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể.) cảm độc lâu nayẩn sâu, thừa lúc cơ thể chúng ta suy yếu, nó bắt đầu trỗi dậy và hoành hành làmủng tắt kinh mạch ( khí huyết không lưu thông được ), rồi ta lại tiếp tục uống thuốc giảm đau nữa…cuối cùng gốc bệnh luôn sinh sôi trú ngụ, hoành hành trong cơ thể chúng ta nên mới sinh ra các chứng đau nhức là vậy !

Nhưng rồi quý vị sẽ thắc mắc : nói như trên là nói cho người lớn, còn trẻ con thì sao ?

Trẻ con sinh ra đang tràn đầy sức sống sao lại có những em đã phải mang nhiều thứ bệnh, thậm chí có bé luôn lấy bệnh viện làm nhà ?

Sách Hải thượng Lãn Ông có nói vềbệnh TIÊN THIÊN và bệnh HẬU THIÊN .

TIÊN THIÊN là lúc còn trong bào thai ảnh hưởng di truyền của cha mẹ, hoặc người mẹ lao động quá sức,ăn uống thiếu thốn, mẹ nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…

HẬU THIÊN là sau khi sinh ra bé chịu ảnh hưởng của môi trường, khí hậu, ăn uống, rủi ro …

Bệnh thì muôn hình vạn trạng, nhưng chung quy có 3 thể loại :


1- Thân bệnh: như đã nói trên do cảm nhiễm phong hàn…của thời tiết, do ăn uống, laođộng, do chấn thương…mà sinh ra bệnh.

2- Tâm bệnh: do uất ức, buồn rầu, lo lắng …mà sinh ra bệnh.

3- Nghiệp bệnh: do nhân quá khứ mình lỡ gây ra nhiều điều bất thiện như sát sanh hại mạng…giờ quả báo ấy sinh ra bệnh.

Vậy thì, nếu :

- Thân bệnh :dùng dược lý trị liệu (thuốc thang. Châm cứu… chữa trị)

- Tâm bệnh : dùng Tâm lý trị liệu ( Tư vấn, giải bày, an ủi…)

- Nghiệp bệnh : dùng Tín ngưỡng trị liệu (khuyên tu, quy y Phật, Bồ tát…bỏác làm lành, chuyên tâm niệm Phật, hồi hướng công đức về oan gia trái chủ…)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT



--

SẠN TÚI MẬT




SẠN TÚI MẬT(Gallstones)
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức




Người ta ước lượng có đến 16-20 triệu người ở Mỹ mang sạn trong túi mật, và mỗi năm lại có thêm 1 triệu người mới gia nhập hàng ngũ này.

Túi mật (gallbladder) là một túi nhỏ, dùng đựng mật (bile), nằm núp dưới lá gan, ngay phía dưới ba sườn mé bên phải bụng trên. Mỗi khi ta ăn, túi mật co thắt, rót mật vào đoạn ruột non (duodenum) đi ngang gần đấy. Mật giúp vào sự tiêu hóa các chất béo (fats) và chất đạm (amino acids) trong thực phẩm ta ăn vào.

Sạn túi mật được thành lập do sự kết tụ của những chất có trong mật. Tùy sự kết tụ, ta có 3 loại sạn khác nhau: sạn cholesterol (cholesterol stones, chứa chất cholesterol là chính), sạn hỗn hợp (mixed stones, chứa nhiều chất khác nhau), và sạn có màu (pigment stones, chứa chất calcium là chính).

Nhiều yếu tố khiến những chất trong nước mật dễ kết tụ và tạo sạn túi mật, trongđó có các yếu tố tuổi tác, phái tính và béo mập. Càng cao tuổi, càng có da có thịt túi mật càng dễ bị sạn, và phụ nữ hay có sạn túi mật hơn đàn ông.

Triệu chứng

Túi mật thắt lại ở phía trên, rồi nối với một ống dẫn gọi là ống dẫn của túi mật (cystic duct). Ống dẫn này sẽ nhập vào ống dẫn mật chung (common bile duct). Ống dẫn mật chung trông to hơn ống dẫn túi mật. Khi ta ăn, cần đến mậtđể tiêu hóa chất béo (fats) và chất đạm (amino acids) trong thức ăn, túi mật làm nhiệm vụ, co bóp hầu rót mật vào đoạn ruột non đi ngang gần đấy. Lúc ấy, mật từ túi mật, đi qua ống dẫn túi mật, đổ vào ống dẫn mật chung, xong được ống dẫn mật chung dẫn dắt vào ruột.

Túi mật khi có sạn, lắm lúc cục sạn rửng mỡ, cũng muốn đi theo mật chơi. Nhưng nó to xác, đâu có lỏng và trơn như mật, nên kẹt lại ở chỗ ống dẫn túi mật hoặc ống dẫn mật chung. Khi ấy, nó gây viêm (inflammation) hoặc tắc (obstruction) ống dẫn túi mật hayống dẫn mật chung (tùy nó đã đi được tới đâu), tạo cơn đau.

Thường triệu chứng xảy ra sau khi ta ăn no, một bữa ăn thịnh soạn đầy mỡ màng, hoặc nhiều thịt thà. Trong vòng 1 tiếng sau bữa ăn “dào dãy” như vậy, cơn đau xảy ra. Ôi cha, đau lắm. Có khi lại không đau lắm, nhưng cứ đau ngầm (steady ache) hoặc có cảm giác nặng, như bị đè chặt (pressure) ở vùng bụng trên phía bên phải, chỗ dưới ba sườn, hoặc đau ngay vùng giữa bụng trên. Thỉnh thoảng có trường hợp cái đau oái ăm ở cao tận trên chính giữa ngực, dễ lẫn với một cơn kích tim (heart attack). Đau hay xẹt truyền lên phía giữa hai xương bả vai, chỗvới không tới, hoặc lên chỗ xương bả vai bên phải, đôi khi lên tận vai phải. Cái đau thường khiến ta phải mau mau đi khám bác sĩ, hoặc chạy vào phòng cấp cứu của bệnh viện.

Đau kéo dài độ 1 đến 4 tiếng đồng hồ, hay có buồn nôn và ói mửa đi kèm. Có người sau khi đau dữ như vậy, còn giữ chút dư âm của cơn đau ở vùng bụng trên bên phải mãi đến 24 tiếng sau.

Nhiều người có sạn túi mật cũng hay than ăn không tiêu, đầy đầy vùng bụng trên,ợ hơi, ợ chua. Thực ra, sạn túi mật không gây những triệu chứng này, và mổ cắt túi mật không làm bớt triệu chứng. Cho nên, chúng ta cần phân biệt những triệu chứng mơ hồ như vậy với những cơn đau thực sự tả trên.

Đời luôn vẫn nhiêu khê. Triệu chứng của bệnh sạn túi mật, ngay cả những cơn đau thực sự, dễ lầm với triệu chứng của nhiều bệnh khác. Những bệnh loét bao tử(gastric ulcer), loét tá tràng (duodenal ulcer), viêm tụy tạng (pancreatitis), dội ngược bao tử-thực quản (gastroesophageal reflux), ruột quá nhạy cảm (irritable bowel syndrome), rồi cả đau thành bụng bên ngoài do nằm ngồi nghiêng vẹo (poor posture), cũng có thể cho những triệu chứng tương tự như vậy. Nhất là khi người bệnh không biết cách kể bệnh mạch lạc, rõ ràng, hoặc khi bác sĩ ít bỏthì giờ lắng nghe cho kỹ.

Định bệnh

Với bệnh nào cũng thế, sự định bệnh dựa vào lời kể bệnh có duyên của bạn, vàđôi tai lắng nghe tinh nhạy của bác sĩ là chính. Chẳng hạn:
“Bác sĩ ơi, khoảng 3-4 tháng nay, tôi có những cơn đau bất chợt ở vùng bụng trên phía bên phải. Trong vòng 3-4 tháng qua, dễ tôi bị đau đến 4, 5 cơn rồiđấy. Cứ như giả vờ, ngoài những cơn đau, đâu lại vào đấy, tôi vẫn như thường. Hình như là cứ sau khi ăn những đồ mỡ màng là tôi lại bị đau. Cơn đau xảy ra nhanh lắm, chỉ trong vòng 1 tiếng sau khi ăn, rồi kéo dài cũng phải đến vài tiếng. Đau lắm, đến ói mửa, uống Maalox vào, cái thuốc sữa trăng trắng ấy, mà chả thấy bớt. Lúc đau, nó còn choi chói ở chỗ bả vai bên phải nữa. Có lần địnhđi phòng cấp cứu, nhưng may quá, lúc ấy cơn đau lại dịu dần. Tôi năm nay 48 tuổi rồi, chả biết đau như vậy là sao nhỉ, bác sĩ? Tôi đến khám bệnh hôm nay chỉ vì thế thôi”.

Bạn kể bệnh hay quá. Chắc bạn bị sạn túi mật rồi. Ta làm siêu âm túi mật đi thôi.

Siêu âm túi mật (gallbladder ultrasound) là phương pháp tốt nhất để xác định ta bị sạn túi mật hay không, đúng đến trên 95%. Tiện, siêu âm túi mật nhìn luôn hộta tình trạng túi mật to hay nhỏ, có sao không, rồi ống dẫn túi mật, ống dẫn mật chung. Thêm lá gan, tuyến tụy tạng (pancreas) gần đấy nữa.

Trường hợp còn nghi ngờ, do siêu âm không được rõ [vì trong bụng có nước, ruột nhiều hơi, quá mập, ...), ta làm thêm phim chụp túi mật sau khi uống thuốc cản quang (oral cholecystogram). Phương pháp này xem vậy vẫn không bằng siêu âm, có khi không thấy được những sạn nhỏ.

Còn chụp phim bụng thường thôi (plain abdominal film), tuy rẻ đấy, nhưng kém, chỉ thấy được 10% những trường hợp có sạn. Phim Cat scan bụng cũng không bằng siêu âm.

Biến chứng

Ngoài chuyện gây những cơn đau bất chợt, chịu không nổi, sạn túi mật còn làm khổ ta nhiều cách khác:

- Sạn trong ống dẫn mật chung (common bile duct stone):

Ở khoảng 10% những người có sạn túi mật, hòn sạn thoát ra ngoài túi mật, chui vàoống dẫn mật chung, nằm kẹt ở đó. Khi ấy, nếu sạn làm loạn, ngoài cái đau, bạn còn vàng da, tiểu ra nước tiểu sậm màu, nóng lạnh. Thử máu thấy hai chất“bilirubin” và “alkaline phosphatase” tăng cao trong máu.

Tất nhiên, bạn cần vào nhà thương để chữa bằng trụ sinh, và hòn sạn làm loạn trong ống dẫn mật chung cần được lấy ra.

- Viêm túi mật cấp tính (acute cholecystitis):

Sạn túi mật, khi gây đau, cơn đau chỉ dữ dội độ vài giờ là cùng. Song nếu bạn càng lúc càng thêm đau, chắc bạn bị viêm túi mật cấp tính mất rồi, do các vi trùng nhào vô tấn công túi mật bạn, cái túi mật khốn khổ đã bị tổn thương sẵn bởi sạn. Nhất là bạn lại sốt và thử máu thấy số lượng các tế bào bạch cầu tăng cao trong máu (bạch cầu là những tế bào máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể ta, xuất hiện nhiều trong máu khi có sự nhiễm trùng).

Viêm túi mật cấp tính cần được chữa bằng trụ sinh trong bệnh viện. Lúc tình hình đã ổn định, các vi trùng đã chịu phép trụ sinh, ta sẽ cho túi mật đi chơi chỗ khác bằng giải phẫu cắt bỏ túi mật.

- Viêm tụy tạng do sạn (gallstone pancreatitis):

Khi hòn sạn ra khỏi túi mật, chui vào ống dẫn mật chung, nó có thể làm tắc ống dẫn của tuyến tụy tạng (pancreas) nằm gần đấy. Hậu quả, các chất tiết từ tuyến tụy tạng không theo ống dẫn xuống ruột được, ứ lại trong tuyến tụy tạng. Tình trạng này đưa đến viêm tuyến tụy tạng cấp tính.

Viêm tuyến tụy tạng cũng gây đau bụng trên và ói mửa dữ lắm. Thử máu thấy chất “amylase”tăng cao trong máu. Bạn chịu khó vào nằm nhà thương, dùng thuốc giảm đau, chờcho viêm tụy tạng thuyên giảm, rồi ta tìm cách gắp hòn sạn ra, nếu nó còn nằm kẹt ở đó. Xong xuôi đâu đấy, ta cũng sẽ cắt bỏ túi mật vất đi.

Chữa hay không chữa?

Trong y khoa Mỹ, mọi chữa trị đều được nghiên cứu, tính toán, cân phân, so sánh lợi và hại. Những chữa trị không cần thiết (như cảm, cúm do siêu vi mà chữa bằng trụ sinh) không những đưa đến những tốn kém về thời giờ và tiền bạc, còn có thể gây hiểm nguy.

Những trường hợp sạn túi mật gây biến chứng (sạn chui vào ống dẫn mật chung, viêm túi mật cấp tính, viêm tụy tạng do sạn) chắc chắn cần chữa. Sạn từng gâyđau cũng cần chữa. Còn những trường hợp sạn tình cờ tìm thấy, không làm phiền ta, ta cứ để chúng đấy, khi nào chúng trở mặt gây đau hẵng hay. Nhiều người có sạn túi mật cả đời nhưng chẳng sao cả.

Chữa trị

Việc chữa trị sạn túi mật đã gây đau hoặc biến chứng có nhiều cách: giải phẫu, dùng thuốc tan sạn, bắn sạn, đục lỗ túi mật lấy sạn ra.

1. Giải phẫu:

Một khi sạn túi mật đã gây đau hoặc gây biến chứng, giải phẫu mổ cắt túi mật trong có hòn sạn là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Trước, các bác sĩgiải phẫu vẫn cắt bỏ túi mật bằng cách mổ rạch bụng trên bên phải, một đường dài dọc theo ba sườn, rồi vào trong bụng, tìm túi mật, kẹp, cắt, lôi ra. Tiện, dùng tay sờ nắn luôn ống dẫn mật chung (common bile duct), xem có hòn sạn nào đã trốn ra khỏi túi mật, rong chơi chỗ ấy, để giải quyết luôn thể. Không có, tốt, khâu bụng lại. Bạn nằm nhà thương vài bữa, rồi hân hoan ra về, nhưng với một cái thẹo dài không đẹp trên bụng. Hiện nay, có cách mổ khác hay hơn, gọi là “laparoscopic cholecystectomy” (cắt túi mật bằng phương pháp soi bụng). Bác sĩ giải phẫu đục bốn lỗ nhỏ trên bụng bạn (mỗi lỗ chỉ dài độ 1 cm), rồi thò ống soi bụng (laparoscope) vào một lỗ. Dùng ống soi, bác sĩ đưa mắt tìm túi mật trong bụng. Thấy nó rồi, bác sĩ thò dao, kéo vào những lỗ kia, tách nó ra khỏi các cơ quan chung quanh, xong kẹp, cắt, lôi nó ra ngoài. Khâu lại mấy cái lỗ đã đục nữa là xong.

Những cái lợi của phương pháp cắt túi mật bằng soi bụng, ngoài vấn đề thẩm mỹtránh có thẹo lớn trên bụng, mổ rồi, bạn còn ít đau, về nhà sớm hơn, đi làm lại mau hơn. Song mọi việc đều có cái giá của nó, cắt túi mật bằng phương pháp soi bụng tất nhiên khó thực hiện hơn, nhiều biến chứng hơn một chút. Có khi đang mổbằng phương pháp này, gặp trở ngại kỹ thuật, hoặc bất ngờ có biến chứng, bác sĩgiải phẫu đành phải quay sang... mổ tiếp bằng phương pháp rạch bụng.
Một số người hay bị tiêu chảy sau khi mổ cắt bỏ túi mật.

2. Thuốc tan sạn:

Các vị có những vấn đề sức khỏe khiến mổ thì nguy hiểm, hoặc sợ mổ quá, nhấtđịnh không cho dao kéo chạm vào người, có thể dùng thuốc làm tan sạn. Với điều kiện triệu chứng không nặng, sạn phải nhỏ hơn 1 cm, loại không chứa chất calcium, đồng thời túi mật vẫn còn làm việc bình thường. Sạn to quá, hoặc chụp trên phim thường cũng thấy, hỏng, không dùng thuốc tan sạn được.

Hiện ở Mỹ có hai loại thuốc tan sạn, có tác dụng ngang nhau: “chenodiol”(chenodeoxycholic acid) và “ursodiol” (ursodeoxycholic acid). Dùng thuốc đều trong vòng 12 tháng, sẽ làm tan được khoảng 1/3 các hòn sạn hội đủ tiêu chuẩn nhỏ và không thấy trên phim chụp thường này. Thuốc ursodiol ít gây phản ứng hơn thuốc chenodiol, nên được chuộng hơn.

Chữa bằng thuốc tan sạn đòi hỏi một số điều kiện, tác dụng chậm, phải chữa vềlâu về dài, thường từ 1 đến 3 năm, sạn lại dễ tái phát sau khi ngưng thuốc (một nửa số người có sạn, dùng thuốc, sạn tiêu đi, nhưng sẽ bị sạn lại sau 5 năm), do thế, không phải là cách chữa lý tưởng. Giải quyết một lần cho xong bằng giải phẫu tốt hơn nhiều, cắt bỏ luôn túi mật, là nơi tạo ra sạn.

3. Bắn sạn (extracorporal shock wave lithotripsy):

Kiểu như bắn sạn thận. Hữu hiệu với những hòn sạn nhỏ, lẻ loi một mình trong túi mật. Sạn bị bắn vỡ thành những mảnh nhỏ. Và rồi phải uống thêm thuốc tan sạn để những mảnh sạn nhỏ tiêu dần theo thời gian với thuốc uống.
Song, túi mật còn đấy, sau thường sẽ đẻ sạn khác.

4. Đục lỗ túi mật lấy sạn qua da (percutaneous cholecystostomy)

Phương pháp chữa này dành cho những vị sức khỏe quá kém, không chịu được những cách chữa trên. Túi mật nằm ở vùng bụng trên bên phải ngay dưới da, bác sĩ giải phẫu mổ nhỏ qua da, đục lỗ vào túi mật gắp hòn sạn ra.

Nói chung, với những trường hợp sạn túi mật cần chữa (gây đau hoặc biến chứng), giải phẫu cắt bỏ túi mật qua ống soi bụng hiện là phương pháp chữa được dùng nhiều nhất, vì đây là cách giải quyết tận gốc vấn đề, và nhiều bác sĩ giải phẫu nay đã quen tay với cách mổ này. Từ ngày phương pháp giải phẫu này ra đời, những cách chữa khác dần dần ít được dùng đến hơn trước.

Ngừa sạn túi mật

Có sạn trong túi mật nhiều khi cũng đâm phiền, vậy chúng ta thử những phương cách sau như trong sách họ khuyên, may ra tránh được sạn túi mật:

- Nên ăn đều ngày 3 bữa với các thực phẩm cân bằng, mỗi bữa cũng nên có chút mỡgiúp túi mật làm việc, trút hết những thứ chứa trong lòng nó, khiến mật không ứlại trong lòng túi mật, rồi lắng đọng tạo thành sạn.
- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất bã (fiber) và calcium, ít chất mỡ bão hòa (saturated fats, tức mỡ đặc với nhiệt độ trung bình trong nhà, như butter, shortening, mỡ heo, mỡ trong thịt).
- Nên giữ cơ thể khỏe mạnh với một sức nặng vừa phải so với chiều cao của mình, bằng cách ăn uống điều độ (ăn để sống khỏe, không phải sống để ăn cho thích miệng), tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Sạn túi mật xảy ra không ít, nhiều trường hợp tình cờ tìm thấy trên phim không cần chữa, những trường hợp gây triệu chứng cần được chữa, thường bằng giải phẫu. Giữ sức nặng cơ thể trong khoảng bình thường so với chiều cao bằng cáchăn uống điều độ ngày 3 bữa, tập thể dục thường xuyên có thể giúp chúng ta ngừa sạn túi mật.


Mùa Hè - Uống Chanh Dây ...


Mùa Hè - Uống Chanh Dây ...

Nguyễn Viết Tân



Không biết cái ông bà nào đã đặt cho loại trái này là chanh dây. Sự thực nó chẳng dây mơ rễ má gì với họ hàng nhà chanh như cam bưởi tắc quít, lại leo sàn và có vòi quấn như dây mướp; hương vị cũng chẳng giống chanh một chút nào, ngoại trừ nó có vị chua, thế mà người ta gọi nó là chanh dây. Tên La tinh nó là Passion fruit, lá tẽ ra như hình chân vịt, hoa xòe tròn như cái tán, màu tím xen lẫn trắng trông thật đẹp.

Có ai nhớ hồi xưa ở VN có loại dưa tây không? Đó đó, hoa chanh dây y hệt như vậy và nhỏ hơn, nhưng không có hương thơm bằng hoa dưa tây. Trái này lớn bằng trái trứng gà, nếu chăm sóc tốt thì cũng bằng trứng ngỗng là cùng, thế mà có người "nổ" rằng cô ta trồng được trái lớn bằng quả cam! Trời ơi là nổ banh ta lông luôn.

Thời gian gần đây trên Net có quá nhiều người cứ nói cây nọ cây kia trị bá bịnh, hôm sau lại thấy có người nói ăn, hoặc uống cây đó sẽ bị bịnh. Đúng là những người rỗi hơi.

Tôi là người không tin giai nào gái nào, cứ bụng tin rốn cho chắc ăn, ngoại trừ 3 thứ:

-Thứ nhứt là rau má: Tôi bị tăng xông máu quá cao, tới trên 180 mà không cảm thấy nhức đầu chóng mặt chi cả, nhưng BS nói đó là silent killer nghen, vì áp lực trên mạch máu quá lớn dễ bị vỡ mạch và lúc đó là stroke, là liệt nửa người, là méo miệng, là đi khặc khừ khặc khò... và nếu nặng thì sẽ được ngồi xe lăn hoặc chết đứ đự không kịp trối trăng.

Tuy BS có cho thuốc nhưng tôi cứ quên uống hoài, cho đến một bữa kia, sau khi uống một ly nước rau má bự tổ bà nái, tôi đo thử thì máu tụt xuống dưới 100.

Cũng chưa tin hẳn, tôi ra vườn bứt một rổ, xay ra, lọc nước, bỏ vô từng chai nước lọc, đông đá để uống dần, ngày một ly nhỏ và hiện nay vẫn giữ ở 120. Đi khám thì BS nói tốt lắm rồi, vì trên 60 tuổi thì như vậy là vừa. Nên nhớ là phải thái nhỏ ra, đừng để nguyên cộng lá rau má mà bỏ vô máy xay sinh tố, kẻo nó cháy máy thì nói sao xui.

-Thứ hai là trái chà là. Người vùng Trung Đông ăn trái này rất nhiều và tỷ lệ dân số bị ung thư xuống gần zero.

-Thứ ba là trái chanh dây. Theo truyền thuyết thì bà Eva đã dụ ông Adam ăn trái táo, nhưng thực ra đó là trái passion fruit này đây. Uống nước này vừa thơm ngon, vừa chống được bịnh ung thư lại thông minh hơn người và bồi bổ cho trí óc nữa.

Có lẽ không đâu hợp với loại chanh dây này hơn vùng Nam Cali, nó xanh tốt quanh năm và trái thì lúc lỉu, nếu có giàn cho nó leo thoải mái thì mỗi mắt lá là một trái.

Theo sách vở mà tôi học được, thì đất miền nào ít mưa sẽ tốt hơn nơi mưa nhiều, bởi vì độ phì của đất không bị ngấm sâu vô lòng đất, những loại rễ chùm, rau quả sẽ không đủ sâu để hút lấy chất bổ nuôi dưỡng cây.

Nếu vậy thì ta phải bón phân. Ngoại trừ phân chuồng cần phải để hoai, chứ khi nó còn tươi, bón nhiều vào gốc cây nó sẽ bị xót mà chết, thì phần đông chúng ta bón phân hoá học.

Đơn giản và để dễ nhớ nhất là loại gì bón phân gì (?)
Trên bao phân có ghi hàng chữ số: 12-16-08.
-Số 12 đầu là làm cho tốt lá.
-Số 16 giữa là cho hoa và trái.
-Số 08 cuối là cho rễ và củ.

Như vậy khi muốn cho vườn cỏ trước nhà xanh lá, ta phải mua phân có số đầu lớn nhất thí dụ: 30-10-10.

Nếu cần hoa và trái cho nhiều, cho lớn thì 16-30-10.

Nếu trồng khoai lang, đậu phọng thì 10-10-30.

Tóm lại cây cối cũng có 3 vòng đo như phụ nữ, muốn vòng nào tốt thì mua phân có số lớn cho vòng đó: Lá- quả- rễ.

Chanh dây trồng bằng gì?
Có hai cách: Giâm cành và gieo hột.
Lấy một ít hột phơi khô, gieo trong cái ly xốp có để top soil, tưới nước luôn ẩm thì chừng một tuần sẽ có cây con.

Giâm cành thì tiện lợi và nhanh nhất. Cắt một đoạn giây khá già, vùi trong đất, nó sẽ lên nhanh và chừng một năm sau sẽ có trái, còn nếu gieo hột thì sẽ lâu có trái hơn.

Đây là loại lưu niên, không phải trồng lại mỗi năm.

Đừng tưởng có một loại thôi nghen, nhiều thứ lắm đó, nếu bạn mua đại thì không biết trái nó sẽ ra sao, chỉ có một cách chắc chắn là lấy giống từ dây nào mà trái to và thơm, chứ có rất nhiều loại khi pha ra nước chỉ có vị chua chứ chẳng thơm tho gì.

Vài năm trước đây, bạn tôi cho một dây cao chừng gang tay, nó leo ra nhanh quá, trèo lên cả bụi tre là ngà và đóng trái đầy trên đó, nên cây tre chịu không nổi, oằn xuống sân trước nhà trông bê bối quá. Trái nhiều lại mất công đi cho, nhứt là phải gửi cho bà con nơi xa, mỗi thùng tốn hết hơn mười đô cũng xót dạ lắm.

Năm nay tôi quyết định trảm bớt, chỉ để một nhánh cho vui, ai dè còn một nhánh khuất nữa, nó len lén bò lên bức tường freeway, bò dài ra chừng 20m, trái buông xuống quá trời là nhiều. Thứ này càng tráng nắng nó lại càng xanh tốt.

Từ lúc ra hoa cho đến khi chín chừng hơn một tháng, thường thì khi già nó sẽ tự rụng, đem vô nhà ít ngày nó sẽ chín, vỏ nhăn nheo như vú bà già, lúc đó nó mới thơm kịch liệt.

Hột chanh dây giống như hột trái hồng tiên (chùm bao, nhãn lồng) nhưng to hơn nhiều, cũng có lớp cơm bao quanh hột, vị chua chua.

Phải biết cách pha, nếu không thì không đạt được vị thơm ngon của chanh dây.

Cắt một đầu quả chanh, dùng muỗng cà phê mà moi hết hột ra bỏ trong máy xay sinh tố, nhấn rẹt rẹt vài cái rồi ngưng, vì nếu xay nữa, hột nó nát bét ra như hạt cát, đen thùi lùi thì coi mất phê. Nhớ đổ vô kha khá nước để một trái cỡ lớn pha ra được một ly.

Có nhiều người múc hột ra, cho vô ly nước dầm dầm, pha đường rồi uống. Làm vậy trông ly nước chán lắm, mà không thơm chút nào.

Dùng cái vợt nhúng bánh phở mà lược hột ra. Lúc này nước có màu vàng tươi của nước cam, thơm mùi giống như trái đào, cộng với mùi trái khóm. Pha đường nhiều hay ít là tuỳ mỗi người.

Khi pha xong, chế vô chai nước suối, nên bỏ ngay vô tủ đá, mỗi lần dùng thì lấy ra một chai, tan đá đến đâu, uống đến đó. Nếu bỏ chai vô tủ lạnh, một lát nước cốt đọng xuống dưới, thì khi uống phải xóc lên cho đều. Nước rau má cũng nên làm như thế.

Để kết thúc bài này, tôi đề nghị nhà nào có chút vườn, hãy trồng một giàn chanh dây, vừa lấy bóng mát vừa có loại nước giải khát ngon lành uống trong mùa hè, chứ ba cái thứ nước ngọt, nước tăng lực bán ngoài chợ toàn là hoá chất chứ không tốt chút nào đâu.

Nguyễn Viết Tân

Khoai lang và bệnh tiểu đường




--- On Sat, 10/6/12, Thu Nguyen van

ngvinhthinh
Date: Saturday, October 6, 2012, 12:16 AM
Khoai lang và bệnh tiểu đường
Rất hữu ích.Xin chuyển đến các anh chị

BÙI THẾ TRƯỜNG –

Câu hỏi đầy cắc cớ: Khoai lang có tinh bột, tinh bột tạo ra đường, người bịnh tiểu đường không nên ăn?

Nếu ăn, hư thật ra sao?

Những lợi ích khác của khoai lang là gì?

(phần 1)

Câu hỏi nêu trên làm bối rối nhiều người.
Thật ra khoai lang chính nó có chứa đựng những sinh hóa quan trọng giúp ích sức khoẻ cho con người vô cùng, được các khoa học tìm hiểu và khám phá.
Vì chúng ta không biết những lơi ích của nó, vã lại, nó là thức ăn cho giới người nghèo khi không có đủ gạo để ăn như thời người dân sống dưới chế độ VC, nên đồng bào không quan tâm cho lắm và chạy tìm những thứ mắc tiền khác để được gọi cho là” ăn sang” của kẻ có của lắm tiền.
Bài nầy nêu lên những điều lợi ích của nó đã được thực nghiệm bởi khoa học để cho bà con mình biết, nếu bà con thấy cần thì áp dụng để cải thiện sức khỏe. Vã lại, về phương diện khoa học, khoai lang ngọt là một thực phẫm đươc cơ quan NASA. US (the US National Aeronautics and Space Administration) xem như là nguồn của thức ăn căn bản cho cuộc sống nhân loại lại được thí nghiệm trồng thử trong một sinh thái hoàn toàn mới đươc kiễm soát trong không gian và đươc khoa học theo dõi kỹ.(University of Arkansas at Pine Bluff 2005. (www.uaex.edu/Other_Areas/publications/PDF/FSA-6135.pdf)
Thêm nữa, nhiều cuộc khảo cứu cho biết thêm là khoai lang ngọt có chứa nhiều thành phần quan trọng cho sức khỏe con người như là polyphenol, anthocyanins và diet fibre.
Mục đích và đối tượng biên khảo.
Mục đích và đối tượng biên khảo bài nầy là tìm hiểu khoai lang loại nào có nhiều dược hoá tính tốt (high pharmacology) để giúp và cải thiện sức khoẻ và ngăn ngừa bịnh tật cho con người. Sau khi đọc vô số bài biên khảo khắp nơi, đối tượng được chọn nghiên cứu trong biên khảo nầy là khoai lang tím và khoai lang đỏ (purple potato và red potato: viết tắt PPE và RPE)
Dẫn nhập.Khoai lang ngọt Botanical name : Ipomea batatas (or Ipomœa batata)Family: Convolvulaceae (morning glory) Other common names: Satsuma-imo, Sweet Potato có từ lâu, thời tiến sử, trên 10,000 năm trước, được khám phá tìm thấy tại các hang động của nưóc Peru (Peruvian caves).
Tại Trung Mỹ, Central America, loại khoai lang nầy phát triển khá qui mô từ xa xưa cho tới nay, có trên 400 loại khác nhau , từ trắng, vàng , cam, đỏ, và tím. VvSweet potato được coi như là một thực phẩm lớn vào hàng thứ 6 trên thê giới (sixth largest food crops) được trồng nhiều nhất tại các nước Á châu và Phi châu Tại Nhật, sweet potato dùng trị bịnh tiểu đường (diabetes) và những bịnh tật khác còn người American Indians dùng sweet potato để trị bịnh khát (thirst) và tiểu đường (Kusano et al, 2001, Yoshimoto et al 2003; Konczak –Islam et al., 2003; Ludvik B et al., 2003)
Đối với chức năng của khoai lang ngọt về antioxidant thì ta thấy chúng có chất alpha –tocopherol, là chất có nhiều nhất dễ hợp thành vitamin E, có hàm lượng từ 25mg/100 g của củ khoai lang ngọt.
Ngoài ra trong sweet potato còn có 2 loại proteins là sporamins A và B, có trên hơn 80% của hàm lượng protein được chiết xuất từ sweet potato (Maeshima M et al., 1985; Runnie I et al., 2004).Về phương diện dinh dưỡng trong 100g khoai lang ngọt có:
Raw Sweet Potato
Nutritional value per 100 g (3.5 oz)
360 kJ (86 kcal)
20.1 g
12.7 g
4.2 g
3.0 g
0.1 g
1.6 g
Vitamin A equiv.
709 μg (89%)
8509 μg (79%)
0 μg
0.1 mg (9%)
0.1 mg (8%)
0.61 mg (4%)
0.8 mg (16%)
0.2 mg (15%)
Folate (vit. B9)
11 μg (3%)
2.4 mg (3%)
0.26 mg (2%)
30.0 mg (3%)
0.6 mg (5%)
25.0 mg (7%)
47.0 mg (7%)
337 mg (7%)
55 mg (4%)
0.3 mg (3%)
Percentages are relative toUS recommendations for adults. Source: nutritiondata.comSource: USDA Nutrient Database
Dân gian tiêu thụ khoai lang ngọt thấy rằng ít có xảy ra như: táo bón (constipation), các bịnh liên quan ruột non và ruột già hay kết tràng (diverticulosis and colon) do ung thư gây nên.
Ăn khoai lang ngọt cũng thấy ít xảy ra nhất là bịnh về tim mạch (heart disease), tiểu đường (diabetes) và mập phì (obesity). Ăn khoai lang ngọt lại cũng ít thấy xảy ra như: đột qụy (stroke), tránh được máu đông cục (blood clots). giảm chất mỡ xấu LDL (low density cholesterol). Với sự hiện diện của betacarotene có trong khoai lang ngọt, nó giúp chống lại radical và các ung thư liên hệ.
Còn Potassium hiện diện trong nó giúp máu lưu thông, điện phân cân bằng (electrilyte balance) và giúp các tế bào được nguyên vẹn. Ăn khoai lang ngọt còn cho thấy là máu đươc lọc sạch và có được huyết áp thấp, xương cốt được cải thiện nhờ iron (chất sắt)và calci (chất vôi), tránh được ung thư bao tử, tránh viêm kết tràng, và gia tăng tốt các chức năng hoạt động nặng bằng bắp thịt. Ăn khoai lang ngot thì sau rốt là tránh được bịnh tiểu đường mà không còn lo ngại sợ sệt (without any apprehension). Như vây chần chừ gì mà không ăn cho rồi?
Nhưng….Tại sao tôi chọn sweet potato ?
Bởi vì chính vỏ và thịt của củ khoai chứa nhiều màu sắc thay đổi và quyến rũ của một sự tập hợp màu sắc tuyệt với từ: đỏ, tím, xanh da trời, tất cả màu sắc đó là do sự tích lũy của anthocyanins của nhiều phần của sắc tố (pigments) như carotenoids và anthocyanins (Jansen and Flamme 2000;Brown 2006).
Trong khi carotenoids cho ta màu sắc như là trắng, vàng, màu vàng nghệ (saffron yellow colors) của da và của thịt củ khoai, còn anthocyanins thì cho ta màu đỏ, tím, xanh da trời, màu cam ( orange) và biết bao màu sắc khác nhau của nhiều loại khoai tùy vào thổ nhưỡng (pedology) và di truyền (Lachman and Hamouz, 2006; Reyes et al, 2005, Jamsem amd Flamme 2006, Andre et al 2007, Zhand et al, 2009).Cho đến ngày nay, mọi sự nghiên cứu về khoai lang ngọt mà mọi người mới hiểu về tính chất dược hóa liệu hữu ích cùng dinh dưỡng của nó trong việc bảo vệ, ngăn ngừa bịnh, ức chế và trị nhiều loại ung thư trong con người.
Thực phẫm là thuốc được dùng để ăn hằng ngày có mục đích phòng bịnh. Phòng bịnh thì tốt hơn trị bịnh. Tất cả các dược tính tốt có được, cũng từ màu sắc là do anthocyanins mà ra.
Giá trị sinh hóa của sweet potato trong pharmacology.
Trong sự nghiên cứu về dược tính của sweet potato, các khoa học gia kết luận: làm thư giãn, lọc sạch free radical trong máu, tăng cường hệ miễn nhiễm, chống bịnh tiểu đường (antidiabetic), bảo vệ gan, chống bịnh tăng huyết áp (antihypertensive), chống viêm (anti-ìnflammatory) chống vi trùng, vi-khuẩn (antimicrobial) và là chất chống sự oxít hóa (antioxidant).
Làm thư giãnNgoài ra, đối với hệ tim mạch, do các nhà khoa học khảo nghỉệm kết luận rằng sweet potato có tác dụng tới 97% trong sự hoạt động thư giãn Cơ chế của sự thư giãn nầy giống như trong pharmacology đó là chất acetylcholine (ACh) là chất có tác dụng truyền xung thần kinh tới các màng để kích thích trong việc thư giãn ( ACh acts as a neurotransmitter in both the peripheral nervous system (PNS) and central nervous system (CNS) in many organisms including humans. Jones, BE (2005); Himmelheber, AM (2000); Runnie I. et al., (2004). Chất Acetylcholine (Ach) đươc tổng hợp từ 2 chất coline và acetyl-CoA do một enzyme gọi là enzyme choline acetyltransferase mà thành, có công thức hoá học là CH3COOCH2CH2N+(CH3)3.
CònPotassium trong sweet purple potato chính là chất làm điều hòa và cân bằng nước trong cơ thể và đẩy nhiều oxygen vào óc (brain)
(hình 1- Trong Trung tâm thần kinh (CNS) có tiết ra một chất gọi là acetylcholine (Ach), chất đươc nhuộm màu xanh đậm) (source: Jones, BE (2005); Himmelheber, AM (2000)
Làm lọc sạch free radical trong máu.
Còn tính chất antioxidant do các khoa học gia nghiên cứu và kết luận do từ những thành phần chánh của chất phenolic của sweet potato được ngâm trong methanol và chiết xuất ta được một chất có hoạt tính mạnh về antioxidant trong môt hệ thống dung dịch linoleic acid aqueous (Haysase F 1984). Ngoài ra chất anthocyanins của chất khoai lang tím (purple sweet potato: PSP) lại có sự hoạt động của chất chống lại oxit hóa (antioxidant).
Chất 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH ) thì nó có tính hoạt động lọc sạch các radical (radical scavenging activity) do bởi chất anthocyanin của purple potato, khi xét nghiệm từ các mẫu của nước tiểu gia tăng bằng cách dùng PSP (purple sweet potato) chiết xuất chất anthocyanin tiêm vào các con chuột thí nghiệm và cả 6 người tình nguyện viên uống chất đó.
Kết qủa là sự lọc sạch các radical do chất anthocyanin thì cao hơn so với ascorbic acid rất nhiều (Kano M 2005).
Thật vậy hoạt tinh antioxidant do màu sắc của potato do anthocyanins có thể thấy qua màu đỏ và tím của potato.
Khà năng hấp thụ về free radical của oxygen (oxygen radical absorbance capacity (ORAC) và của sắt nhị (ferrous) của 2 loại khoai tím và đỏ đã làm giãm đi rõ trong việc xét nghiệm huyết tương được thu thập tới 2, 3 lần cao hơn trong khoai lang trắng, hay vàng (Lachman and Hamouz 2005; Brown 2004).
Thịt của khoai lang tím và đỏ, được biết là có hoạt tính cực mạnh về antioxidants. Vì thế, potato anthocyanin được coi như là một chất bảo vệ con người chống lại những vết thương do oxidants và free radicals tác động gây nên, nên nó được coi tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe về tim mạch, làm chậm và ức chế mọi phát triển của ung thư.
Một khía cạnh nổi bật của anthocyanins về phương diện sinh hóa (biochemistry) thì anthocyanin làm gia tăng hoạt tính của diếu tố chống oxit hoá (antioxidant enzyme activities) như: chất superoxide dismutase (SOD) và chất glutathione peroxidase (GSH-Px).
Nhóm nghiên cứu Han et al., 2006a cho biết chất petanin của purple potato có nhiêm vụ đóng góp việc antioxidant của hoạt động làm sạch oxygen của free radical và ức chế sự oxit của linoleic acid (linoleic acid oxidation.
Như ta biết chính chất Glutathione (GSH) là môt chất antioxidant, có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn ngừa để các tế bào khỏi bị hư hại do tác đụng của một vài loại oxygen chẳng hạn như free radical và peroxides (Visvikis A et al., 2003). Nó đóng vai quan trong trong sự sống còn trong việc giữ cái quân bình giữa oxidation và antioxidation., trong việc tổng hợp và sửa chữa DNA, trong việc tổng hợp protein và sự hoạt động điều hòa của các enzymes. Các tế bào đều có glutathione, và chất nầy bảo vệ chống lại những free radicals, nên các cells trong cơ thể được tồn tại.
Nó cũng là thành phần quan trọng tuyệt đối trong vai trò lymphocytes và sản xuất những kháng thể, là những thành phần sống cón cho hệ thống miễn nhiễm. Vì thế, về thực phẫm đươc coi là hữu ích cho con người nếu được có nó để làm tăng thêm hiệu qủa y-hoá học cao nhất.
Cũng nhóm nghiên cứu trên đã khám phá thêm nếu cắt thành phần nhỏ của purple potato cho chuột ăn để thí nghiệm thì thấy kết qủa y như những như trên đã nói là các thành phần như chất glutathione của gan chuot va chất glutathione–S- transferase cùng trạng thái oxit của huyết thanh (serum) và cả gan của chuột được cai thiện khi được nuôi bằng củ khoai lang tím.
Còn nếu cho chuột ăn khoai lang đỏ (red potato) thì thấy hàm lượng huyết thanh của chất acid thiobarbituric substance (TBARS) giãm hẳn đi, và gia tăng thêm hàm lượng chất SOD mRNA trong gan của chuột, như vậy chứng tỏ là chính red potato cải thiện hệ thống chống oxit hóa nội sinh của cơ thể (endogenous antioxidant system) bắng cách gia tăng chất SODmRNA của gan (hepatic SOD mRNA).
Nhóm khoa học nghiên cứu của China tại Shanxi Normal University do Zhu et al, (2010), thực hiện và cho biết rằng chính 2 chất acylated cyanidin và peonidin trong anthocyanin của Purple Potato có hiệu qủa về việc làm sạch free radical và superoxide anions radical-scavenging của chất alpha-alpha-diphenyl-beta-picrylhydrazyl nghĩa là làm giãm đi khả năng và ảnh hưởng của antioxidant lên chất lipid peroxidation trong nodel system của chất linoleic acid. Với hàm lượng của anthocyanin là 0.5g/L, thì nó làm giãm khả năng của L-ascorbic-acid (L– AA) và chất butylated hydroxytoluene (BHT) đo được 0.572, 0.460 và 0.121 thứ tự lần lượt (in turn respectively).
Thêm một dữ kiện khác là nếu dùng hàm lượng của phân nửa nồng độ (concentration) (IC50) của anthocyanins để làm sạch radical của DPPH (DPPH radical) và radical của superroxide anions, thì kết qủa đo được của sự làm sạch đo là 6.94 và 3.68 mg/L thứ tự lần lượt. Như thế, kết luận thêm là anthocyanins làm sạch free radical rất hiệu qủa của 2 chất kể trên.
Thêm nữa, có thể nói, anthocyanins còn có khả năng ức chế của cả chất peroxidation lipid rất hiệu qủa.Xin mời qúy vị xem trong bài biên khảo của tôi về Trà xanh (green tea là gì) để biết thêm thế nào là free radical, tại hại của free radical như thế nào, chúng từ đâu tới, ảnh hưởng đến sưc khỏe ra sao, và vai trò của polyphenol của trà xanh chống lại radical hữu hiệu như thế nào?
Và bây giờ có thêm vai trò của anthocyanin trong việc lọc sạch radical luân lưu trong cơ thể. Và chính anthocyanin trong purple sweet potato đóng vai trò lọc sạch các free radical trong máu.Có thể kết luận là chính nutraceuticals góp phần rất hữu ích và quan trọng trong sự sống chống bịnh tật của loài người.
Hệ thống miễn nhiễm (immune system effects)Chính các sợi trong sweet potato hợp với những thuốc khác được dùng để trị những vết thương trên da. Trong cuộc thí nghiệm việc dùng sweet potato fibre trị những vết phỏng cho loại chuột thí nghiệm lành trong 19 ngày.
Kêt qủa được ghi lại như sau: vết thương thu nhỏ tới 21% trong ngày thứ 9, 19.5% trong ngày thứ 11; 18.75 % trong ngày thứ 13. Giải thích sự kiện trên là vì purified sweet potato polysaccharide (PSPP) tạo ra một sinh học thay đổi giảm nhẹ vết thương thích ứng.
Ví dụ căn cứ vào sức nặng của trọng lượng, người ta dùng PSPP (50, 150, 250mg/kg body weight trong 7 ngày) thì ngay tại vết thương đó thấy các dược tính hoạt động tăng lên, Hemolytic hoạt động tăng lên và huyết tương IgG tập trung lại giúp cho vết thương mau lành. (Zhao G., 2005)Tiểu đường (diabetes)
Tại Mỹ, bịnh tiểu đường lại gia tăng tại Mỹ, ước chừng có trên 18 triêu người mắc bịnh, và mỗi năm người bị bịnh nầy chất trên 213,000 người và bịnh đó gây nên cái nguyên do đầu là sự suy thoái tim mạch, mù mắt và thận hư.
Thực phẫm có tác dụng chống bịnh tiểu đường lại đươc ưa thích trong mọi chế độ ăn uống và nhất là có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa hoc bảo rằng khoai lang ngọt là môt hợp chất chống bịnh tiểu đường và làm hạ đường trong máu xuống rất kết qủa.
Có tới hàng trăm các nhà khoa học kể cả các luận án Tiến sĩ của các đại học nổi tiếng trên khắp thế giới nghiên cứu rất cẩn trọng về sweet potato, đưa đến những điểm cần quan tâm như sau: Chính củ khoai lang ngọt và vỏ của nó chứa những thành phần đầy dược tính y học giúp ích cho con người. Nó chứa hàm lượng cao về polyphenols như anthocyanins và phenolic acids, chẳng hạn như caffeic acid, đã được trích ra từ sweet potato.
Thêm nữa, Chlorogenic, dicaffeoylquinic and tricaffeoylquinic acids đều là do biến thể từ caffeoylquinic acid, là chất bảo vệ cho của khoai lang ngọt chống lại các loại nấm làm suy thoái củ khoai và đồng thời có một tác dụng sinh hóa bảo vệ và chống ung thư cao. Đặc biệt, còn có một số các chất như acylated anthocyanins là thành phần màu sắc chính tham dự vào bảo vệ củ khoai khi tồn kho và cũng chính nó đóng một vai trò góp phần trong việc trị diabetes.
Về câu trúc quan trọng của anthocyanins có 2 tính chất năng động: -1/ phenols esters của chất đường hiện diện của 2 nhóm hydroxyl của aromatic ring vá
2/ sự hiện diện của chuỗi unsaturated trong alkyl trong một nửa của acylated moiety.(Goda et al., 1997; Matsui T et al., 2004; Wilson BJ et al., 1979).Trong cái gọi là Free–glucosidase, chính AGH của chất anthocyanin là một trong các sắc tố của thực vật có tính cách nhuộm màu được trích ra từ củ khoai để trong kho tồn trữ có PSP (IC50=0.35mg/mL) ức chế mọi hoạt động của chất alpha–amylase.
Điều nầy lại chứng tỏ thêm rằng chính nó ngăn chận sự gia tăng đường sau bữa ăn (suppressing the increase in postprandial glucose levels) (Matsui T et al., 2001)Hai nhóm khoa học: Kusano S et al., 2001; và Kusano S.,et al., 2000) cho biết rằng hoạt động chống diabetes của khoai lang là do WSSP (white-skinned sweet potato)(chống lại Troglitazine trong những con chuột béo phì mắc bịnh tiểu đường trong 8 tuần thí và xét nghiệm.
Sau khi cho chuột uống với white-skinned sweet potato (WSSP),thì hyper-insulin lại giảm đi tới 23%, 26%, 60% và 50% trong các tuần lễ thứ 3, 4, 6 v à 8 lần lược. WSSP cũng ức chế hàm lương đường trong máu của chuột sau khi chúng được uống môt hàm lượng glucose vào trong tuần thứ 7.
Về mô học (histology) nếu xét về cách cấu trúc của tuyến tụy tạng (pancrease) bằng cách dùng kỹ thuật nhuộm màu đặc biệt và xem dưới kính hiển vi điện tử thấy rằng: Các tiểu đảo của tế bào B (islet B cells) rất nhỏ được tái lập lại trong tụy tạng ( Kusano S et al., 2000; kusano S et al., 2001)Dữ kiện lâm sàng khác là vỏ khoai (white-skinned sweet potato) WSSP đươc các nhà khoa hoc Nhật (Kusano. Tumasu and Nakatsugawa.,2000 ) nghiên cứu cho ta thấy nó cải thiện đường tolerance là đường được dùng lâu dài bằng cách giảm insuline resistance gọi là insuline ù lì mà không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và cả insulin tiết ra, và đường do sự lọc của thận (clearance).
Tóm lại, từ đầu cho đến giờ là nếu tiêu thụ nhiều sweet potato thì cải thiện kiểm sóat được sự biến đổi bằng cách giảm insulin resistance, và con người không bị giảm cân, và cũng không có mọi tác hại do từ thức ăn đang dùng gây nên thấy được (Ludvick B et al.2003; Luvik Bhet al., 2002).
Như thế có thể nói là gía trị vỏ trắng của khoai lang ngọt có cơ chế chống lại bịnh tiểu đường và đồng thời cải thiện sự tiết ra bất bình thường từ tế bào mỡ tương ứng với việc chống bịnh tiểu đường cùng lúc (Kusano. Tumasu and Nakatsugawa.,2000 ).
Hơn thế nữa, tại Nhật, kết quả của một cuộc nghiên cứu trên 145 người Nhật bị bịnh tiểu đường loại 2, được điều trị bằng dược thảo (nutraceutical) do ăn sweet potato thì cho kết qủa là hàm lượng đường trong máu giảm (Ludvik B., et al., 2003)
Những thí nghiệm tương tự trên chuột có những bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng chất acylated anthocyanins như caffeoylsophorose nó đáp ứng đối với chất alpha-glucosidase trong sự ức chế của chất chiết xuất đó.
Trong các thí nghiệm về sweet potato cho ta một chất gọi là Adiponectin là một chất cho nghành dươc, Adiponectin là do cytokine sản xuất ra từ các mô mỡ (adipose tissue) và nó được hiện diện trong huyết tương của con người ( human plasma).
Khi mà hàm lượng thấp của loại cytokine nầy hay hàm lượng của protein cả liên hợp gia nhập với loại tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes mellitus), béo phì và huyết áp cao (Matsui T. Et al., 2004, Berberic T et al., 2005)
Một cuộc thí nghiệm do các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Vienna Austria, việc dùng sweet potato cho người bịnh tiểu đường như sau: Tại bịnh viện cho 18 người đàn ông mắc binh tiểu đường loại 2, tuổi từ 58 tuổi trở lên được điều trị bằng chế độ dinh dưỡng duy nhất do sự ăn uống.
Những bịnh nhân trên được nhân 2 gram hay 4 gram sweet potato để dùng mỗi ngày trước khi ăn trong 3 bữa ăn trong ngày: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, trong thới gian 6 tuần thí nghiệm trị bịnh. Nhóm ăn 2 gram (low dose) sweet potato thì kết qủa xét nghiệm không có gì thay đổi, trái lại nhóm ăn 4 gram ( hàm lương cao) thì xét nghiệm thấy rằng 13% glucose trong huyết tương giảm, và 30% cholesterol cũng giảm kể cả 13% cholesterol LDL xấu cũng giảm theo.
Nhóm khoa học trên kết luận rằng néu dùng 4 grams/ mỗi ngày sweet potato thì giảm đi insulin ù-lì (insulin resistance), vì insulin ù lì giống như kiểu “gà nuốt dây thun” không làm được gì trong sự ức chế đường trong máu xuống thấp và làm giảm đi hàm lượng cholesterols của bịnh nhân tiểu đường loại 2.
Như vậy sweet potato có tìm lực trị bịnh tiểu đường loại 2 (Ludvik, Bernhard, H., et al., 2002).Ba nhóm khoa học nghiên cứu: Cummings JH et al.,(1966), Hylla S e tal.(1998) và Raben A et al., (1994) đã khám phá trên các loại khoai lang ngọt (dark purple và đỏ) đưa đến kết luận làm ngạc nhiên nhiều khoa học gia.
Đó là chất gọi là resistance starch, là chất đươc coi như là “fibre” trong thưc vật rau cải, hạt vv trong việc trợ giúp sức khỏe con người mà ai cũng biết.
Chính nó tạo ra một khối lớn, có nhiệm vụ bảo vệ chống lại ung thư ruột ( against colon cancer), cải thiện tốt về glucose tolerance và insuline sensitivity, làm cho cholesterol và triglyceride thấp, và gia tăng sự no chán (satiety) và có thể làm gĩam đi chất fat lưu trữ (fat strorage).
Hàm lương resistance starch nầy có được là do phương pháp nấu. Nghĩa là nấu rồi để ngụi lạ rồi hãy dùng, có nghĩa là gia tăng hàm lượng resistance starch của chính nó có (Cooking then cooling potatoes significantly, increases resistance starch). Thí dụ như, nếu cooked potato thì starch chứa khoảng 7% chất resistance starch, và để lạnh sau khi cooked thì resistance starch tăng gấp đôi tới 13% (upon cooling).
Thí nghiệm trên gợi ý đến Qúy vị thấy rằng quan niệm về GI cần phải bổ khuyết cho đúng với khoa học thưc nghiệm bây giờ.
Thấy rắng khoai lang có GI gọi là hơi cao (do tai liệu khảo cứu của các nươc khác), thì cần nên biết thêm rằng GI nầy còn thay đổi tùy theo theo loại như khoai như đỏ, trắng, tím và tùy theo thổ nhưỡng nơi đất trồng, vùng, miền trên qủa địa cầu, và sau cùng là tùy thuộc vào cách nấu hay chế biến, và cũng tùy theo cách ăn ngay hay để một thời gian rồi dùng.
Tuy nhiên, với sự khám phá của các nhà khoa học cộng thêm cách nấu để nguội, khoai lang ngọt gíúp người bịnh tiểu đường rất nhiều, thay vì, ngược lại, như nhiều người ngộ nhận, kể cả nhiều vị…. khuyên lơn bịnh nhân.
Muốn biết thêm xin tìm đọc bài biên khảo của tôi “cách thức ăn các thức ăn chế biến dành cho người bịnh tiểu đường” để giúp cho chính mình.Anthocyanins potato bảo vệ gan.Chính red và purple sweet potato được xác minh trong việc giúp gan hoạt động lại.
Nhóm khoa học do Han.., KH et al, (2006b) thí nghiệm và kết kuận rằng chiết xuất purple sweet potato (extract PPE) được coi là bảo vệ gan hữu hiệu ( hepatoprotective effects against) chống lại D-galactosamine (GaLN)-vì chất nầy tạo ra toxic trong gan (hepatotoxicity) và chất nầy lại tạo ra những thay đổi của yếu tố ngoại tử của bướu như alpha (TNF-alpha), lactate degydrogenase (LDH), alanine aminotransferase (ALT) và asparate aminotranferase (ASF).
Chất chiết xuất đươc xét nghiệm cho chuột và thấy rằng hàm lượng trong huyết tương của chuột trong đó đã ngăn chận những biến đổi hàm lượng của 3 chất của thiobarbituric acid-reactive substance (TBARS) và glutathione (GSH) trong gan chuột và lipd peroxidation.
Cũng do nhóm Han et al., (2006c) cho rằng nếu dùng nước chiết xuất của khoai lang đỏ (red potato extract) thì nó làm giảm đi GalN, chính chất nầy tạo ra các chất như AST, ALT và LDH hoạt tính trong huyết thanh của chuột. Nếu tinh chế nước chiết xuất đó tư RPE ta thấy chất nầy có tính chất chống oxit (antioxidant) chống lại linolic acid oxidation.
Vi vậy, RPE lại cũng có tính chất bảo vệ tác dụng chống lại GaLN tạo ra chất toxins trong gan của chuột, và ức chế nôi bào glutathione (GSH) cho tới cạn kiệt , nó là một chất co-enzymes trong các phản ứng khử oxy.
Rau lang, cọng và đọt có những dinh dưởng nào?
(Source: flowers, sweet potato leaves from Google)Woofle (1992) khảo cứu và cho rằng: Rau lang (sweet potato top) cọng và đọt non (leaves and stems)) lại chứa nhiều thành phần dinh dưởng cao hơn hết hơn cả các rau cải trên thị trường.
Lá chứa nhiều vitamin B, beta–carotene (3.5mg), iron (1.8mg), calcium ( 117mg), vitamin C (7.2mg), vitamin E (1.6mg), vitamin K/100 g là (0.56mg) zinc, Cu, P, Mg,Na, Al and protein, thêm nữa nó có nhiều moisture hơn cả những lá của các thực vật khác đươc trồng trong vùng nhiệt đới, và nó lại chịu đựng và tồn tại mạnh bất kể mọi bịnh tật hay côn trùng phá hoại chúng.Ishiguro et al., (2004) cho rằng lá rau lang là nguồn phong phú về chất chống oxit hóa (antioxidantive) polyphenolics trong đó có anthocyanins và phenolic acids như là caffeic, monocaffeoylquinic (chlorogenic), dicaffeolquinic and tricaffeolquinic acids, tất cả lại đươc coi là cao hơn hết trong đám rau cải bán tại chợ.
Có điều là rau lang ngọt đươc hái nhiều lần trong năm, thế nhưng, năng xuất những lần gặt hái sau lại cho nhiều hơn hơn cả những rau xanh khácCâu hỏi được nêu ra là hàm lượng anthocyanins của rau lang đạt tối cao khi nào và lúc nào?
Tại sao?
Câu hỏi nầy đươc các nhà nghiên cứu thí nghiệm cho ba loại rau lang:Simon-1; Kyushu-119 và Elegant Summer và cho ta kết qủa trong 2 bảng sau đây. Về nhiệt độ giúp cho anthocyanin tối hảo khoảng 20C (bảng1), càng nóng trên >25C thì hàm lượng anthocyanins càng ít ; và rau lang cần hưởng trọn vẹn ánh sang mặt trời (bảng 2), càng bi che ánh sáng nhiều thì hàm lượng anthocyanins càng thấp (Shimizu and Nakamura, 1993; National Agriculture research Center for Kyushu Okinawa Japan., 2005)(Source:National Agriculture research Center for Kyushu Okinawa Japan., 2005)Polyphenols compositins của rau lang đươc khoa học tim thấy có tới ít nhất là 15 anthocyanins (xem cấu công thức hình dưới) và 6 polyphenols hợp chất.
Về sinh hóa, những hợp chất nầy tác động tạo ra đa dạng phản ứng liên quan đến việc bảo vệ và cải thiện sức khoẻ con người như những chất đươc thấy: antioxidantion (chống oxít hóa), antimutagenicity (chống gây đột biến), anti inflammation (chống viêm) và anticarcinogenosis (chống việc gây ra ung thư).
Còn nữa, rau lang chứa tổng số polyphenols nhiều hơn cả các rau khác, kể cả hơn luôn củ khoai lang (potato tubers) (Ishiguro et al., (2004)(source:Yoshimoto and Yamakawa., 2003;Islam et al., 2003b)Nếu dùng HPLC- High-performance liquid chromatography- là kỹ thuật dùng để tách một hỗn hợp của hợp chất được dùng trong hoá học và sinh hóa phân tách (analytical chemistry and biochemistry) để xác định tính đồng nhất, xác định số lượng, tính chất tinh chế của mọi thành phần có được nằm trong một hợp chất đó.(source:Yoshimoto and Yamakawa., 2003;Islam et al., 2003b)
Dựa vào HPLC để đo hàm lượng anthocyanins của rau lang gặt hái vào mùa hè (ảnh hưởng theo nhiệt độ) vàrau lang đươc trồng ngoài trời (không bi che nắng hay bị che nắng ( temperature and shading), ta có đươc hàm lượng của các anthocyanins gồm 7 peonidin và 8 cyanidins derivatives của công thức nêu trên.
Trong đó có hàm lượng anthocyanins cao nhất của rau lang là ở nhiệt độ 20C, và thấp hơn ở nhiệt độ 25C và 30C. Rau lang lại cho hàm lượng anthocyanins khi ở hoàn toàn ngoài nắng (in full sun) lại nhiều hơn cả những rau lang đươc che nắng tới 40% hay 80% (shade).
Theo hình vẽ trên thì ta có kết qủa sau đây: YGM-1a> YGM-4b> YGM-1b> YGM-5a> YGM-0d> YGM-0a> YGM -2> YGM-0c> YGM-3> YGM-6> YGM-5b> YGM-0b> YGM-0f> YGM-0e> YGM-0g. (YGM: Yamagawamurashaki)Ung thư xãy ra như qua tiến trình khởi đầu (initiation), tiến triển (promotion) và phát triển rộng qua các tế bào khác trong cơ thể (progression.) Rau lang là nguồn cung cấp tốt về antioxidants và antimutagenic compounds (hợp chất chống gây đột biến).
Trong cuộc khảo cứu trên 82 loại thực vật để uống, nấu ăn,gồm những thành phần của cây, đều được thí nghiệm và áp dụng trong vai trò thử diệt các tế bào ung thư, thì kết qủa thấy rằng rau lang là có tỉ lệ cao trong việc chống ung thư (Islam.,2006).
Trong rau lang, khoa học cho biết rằng, chất nước đươc chiết xuất từ rau lang có công dụng ức chế rất hiệu qủa các vi trùng sinh sản làm ung thúi thực phẫm như sau đây: Staphylococcus aureus and Bacteria cereus as well as pathogene E coli. (University of Krkansas., 2005)
Tuy nhiên, việc dùng rau lang cần để ý là nó có chứa một chất hóa học gọi là oxalic acid, chất nầy vẫn giữ nguyên hàm lượng sau khi gặt hái, và nếu so sánh với loại rau là spinach thì hàm lượng của nó chỉ bằng 1/5 hàm lượng spinach mà thôi.
Cần để ý thêm là oxalic acid nầy lại có nhiều trong những xí nghiệp chế biến (manufactures) chẳng hạn như: những chất tẩy trắng, những sản phẫm chống rỉ sét dùng để chứa đựng sản phẫm chế biến, và những hóa chất làm sạch kim loại, và trong thực vật thì nó được thấy trên những cây cho lá có màu xanh đậm có hàm lượng tương đối cao (có lẽ), (though is just that). Bởi lẽ, những hóa chất có trên được làm vật dụng chứa đựng, khi gặp muối chứa trong thực phẫm chế biến, đã chứa đựng trong hộp, liền kết hợp thành oxalic acid.
Đó là lý đo -một trong nhiều lý do- tại sao khoa học luôn nhắc nhở rằng nên ăn rau cải tươi sống, thịt cá tươi sống, tránh tối đa dùng thực phẫm chế biến trong hộp. Oxalic acid đưa đến kidney stones (sạn thận). Để giải quyết vấn đề trên, khoa học khuyên là nên uống nhiều nước để tống khứ nó ra ngoài thay vì để nó tích tụ trong cơ thể, và dùng khá khá potassium để làm trung hòa phãn ứng của acid hay giãm thiểu sự hợp thành của sạn trong thận.
Có nghĩa là tìm những rau cải có chứa nhiều potassium mà tiên thụ để hóa giải thực phẫm có chứa oxalic acid. Vã lại, nếu cơ thể thiếu potassium thì gây nên sự mệt mỏi (fatigue) về thể chất hay tinh thần, vì mệt nên các hóa chất tích tụ trong bắp thịt nhanh hơn là sự di chuyển của máu và tính dễ kích thích (irritability) của cơ thích ứng lại kém đi, là các tế bào trong cơ thể có khả năng đáp ứng đặc biệt với sự kích thích bên ngoài không còn nhạy bén, và tạo hypertension (cao huyết áp). Tăng huyết áp không thấy ngay các triệu chứng cho đến lúc thấy được triệu chứng của các biến chứng.
Các triệu chứng như vưã sơ động mạch (atheroscierosis) là các mãng chất béo (fatty plaque) và các mô sẹo (scar tissue), phát triển tới mức độ làm tác- động lên lưu lượng máu chảy gây nên những cơn đau thắt ngực (angina pectoris) suy tim (heart failure), xuất huyết não (cerebral haemorrhage) và hư thận (keydney failure).
Ngược lại, nếu tiêu thụ qúa nhiều hàm lượng của potassium thì gây nên sự buồn nôn (nausea), nôn mửa (vomiting) and even heart attack (nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên tiêu thụ potassium từ thực vật thiên nhiên (from natural food sources) thì đươc xem như là an toàn và tốt cho sức khoẻ.
Các thực vật có chứa hàm lượng potassium đươc thấy như sau: Tomatoes xấy khô, mushrooms, và sweet potato with Skin, Zucchi with skin, Asparragus. Có một điều thú vị là thực vật không những tự cung cấp những gì sống còn cho con người như ăn để sống, mà còn giúp để ngừa bịnh và cả trị bịnh cho mọi người trên thế gian, không kỳ thị bất cứ chũ nghiã con người đã mang, không than oán xin cầu, hay tự phụ kể công.
Như trong khoai lang, khoa học tìm ra là rau lang, cọng, đọt có nhiều oxalic acid tạo ra sạn thận thì chính nó là cái củ khoai (nói riêng) hay rể cây, thân cây (nói chung) của các thực vật khác lại mang đầy đủ tính chất để khử trừ cái độc hại nếu có do chính nó tạo ra hay do các thực vật khác mang tới con người (như spinach chứa nhiều oxalic acid), thì nên dùng nhiều rau cải có nhiều potassium.
Quý vị thấy, cây cỏ còn thương loài người từ lúc có con người cho đến ngày nay từ muôn muôn ngàn ngàn kiếp, không hề phản bội, thế mà con người, vì mang vào cái chù nghĩa, như chủ nghĩa Cộng sản, vì nhân danh tự do mà giết chết biết bao thế hệ, vì nhân danh công bằng mà chôn sống gần triệu người vô tội trong vụ CCRD miền Bắc, vì nhân danh đồng chí mà bán đất, bán hải đảo, rừng đầu nguồn, bán bauxite cho Tàu, tự nhân danh và tự cho mình là có quyền hành, bỏ tù mọi người dân yêu nước và giết hại biết bao người dân vô tội, phá nát đạo đức căn bản làm xã hội băng hoại, coi con người nhất là phụ nữ còn thua cả loài thú, thua cả chiếc xe đạp.
Thương cho dân tộc VN chiu qúa nhiều trăm ngàn nổi đau khổ khôn tả do những đầu óc ngu dốt, nông cạn, lạc hậu, ác ôn và lầm đường.
Những side effects của nó cần quan tâm:
1- Nếu các bà nếu có sự nhạy cãm đến huyết áp cao khi dùng các thưc vật, thì không nên dùng sweet potato (Velloso A et al., 2004)
2- Khi mua sweet potato mà thấy các vết đen hay nâu (black or brown) hay thâm (bruises) hay có có những điểm mềm (soft spots) hơn chổ khác, hay có những sự nứt nẻ (cracts) trên da trên mặt của của củ khoai, thì nên vứt bỏ, Vì rằng đó là do sự nhiễm trùng loại alternaria brassicicola. Loại nầy tiết ra một chất toxins, làm cho sweet potato khi ăn vào thấy đắng và sượng cứng (bitter) hay gọi là sùng. Chất toxins nầy sẽ làm hư gan (harm to human liver). Thật ra về biology chất nầy vẫn còn tồn động trong khoai, không bị hư hủy do nấu sôi, hay do hấp cao độ với nước, hay do rang trên lửa ở nhiêt dô cao. Đó là một chất độc, làm hại gan.
3 Sweet potato có chứa một loại diếu tố tên thông thường gọi là gasified enzyme.
Nếu ăn qúa nhiều, nó gây heartburn (ợ chua) có cãm giác nóng ở phía sau xương ngực và thường từ ngực tới họng.
Khi đó xuất hiện acid hay dịch chua trong dạ dày lên thực quản, hay viêm thực quản, acid regurgitation (ợ chua), là chất acid không tiêu hoá trong dạ dầy đươc đưa lên miệng), abdomain distension (vùng bụng căng phồng), belching (sự ợ) and other symptoms (nhiều triệu chứng khác).
Cần lưu ý đây là cho biết là nếu ăn qúa nhiều khoai lang thì sẽ có các hiện tượng trên.
Cái không thấy trong sweet potato là thiếu vắng protein và fat. Nên người Tây phương đề nghị dân chúng của họ nên ăn chung với những chất có nhiều protein và fat.
Kết luận:“Food is medicine” là chân lý dinh dưỡng của thế kỷ 20-21.
Nên nếu mọi người biết ăn đúng là uống thuốc đúng, uống thuốc đúng là ngăn ngừa bịnh tật phát triển có hiệu qủa nhất. Đây là cách ngừa bịnh hữu hiệu nhất, hay nhất, tiết kiệm nhất.
Khoai lang, ai cũng biết dùng để ăn lúc đói, lúc no, lúc nghèo, lúc giàu, lúc đủ ăn hay thiếu ăn, từ lâu, nhưng ít ai biết chúng có thành phần gì trong đó.
Tôi biên khảo bài nầy để giúp đồng bào mình, khi đọc và hiểu những thành phần hóa học hữu ích có trong nó, mình nên áp dụng, với hàm lượng đúng và đủ để cải thiện và ngăn ngừa bịnh tật. Tôi cũng nêu rõ khoai sùng có độc chất nên tránh, và những side effects của khoai lang nếu ăn qúa nhiều.
Nước Nhật đã biết áp dụng nó trong việc trị liệu bịnh tiểu đường và những bịnh khác, tại sao người VN mình không thực hiện.
Hơn nữa, tôi cũng nêu trong biên khảo về cách nấu, steam, hấp vv để mọi người hiểu để áp dụng trong việc ăn uống hầu kiểm soát hàm lượng đướng trong máu.
Nếu bài nây giúp qúy vị cải thiện sức khoẻ được tốt hơn thì đây là niềm vui của tôi.
Đối với tôi, môt ngày hạnh phúc nhất của tôi là mỗi buổi sáng thức dậy, được uống một ly càfê sửa nóng, và đươc ăn môt củ khoai lang bột tím đậm (gọi là khoai lang dương châu).
Việc nấu khoai lang bằng cách lấy bùi nhùi kim loại làm sạch vỏ rồi gói trong một tờ giấy bỏ vào microwave trong 3-4 phút. Tât cả sự thư thái an lạc và tự tại hiện ra nơi tôi.
Như vậy, dinh dưỡng đúng, có thể đạt được cái an lạc gọi là “thiền” của người học thiền. Nếu đã tu tập “thiền” cộng với việc dinh dưởng đúng kể trên như uống trà xanh của Nhật, ăn khoai lang ngọt dương châu, cả hai thứ sẽ giúp qúy vị mau cảm nhận niềm an lạc tư tại có được đến sớm hơn sự mong đợi khi ngồi tỉnh tâm thiền….
Chúc qúy vị hôm nay được nhiều sức khỏe và an lạc hơn ngày hôm qua.(Tạm dừng phần 1)
BÙI THẾ TRƯỜNG
Lập đông, Ùc Châu.2012
=


Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts